anh tin baianh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai
anh tin baianh tin baianh tin baianh tin bai
anh tin bai
anh tin bai


Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Bài tuyên truyền Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Nông Dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2020)
Lượt xem: 1728

Tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ngày 14/10/1930, cách đây đã 90 năm. Tổ chức tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay, tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam chính thức được thành lập. Trải qua 90 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đã tập hợp, động viên giai cấp nông dân đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam, viết lên những trang sử hào hùng của dân tộc.

Nhìn lại chặng đường lịch sử, vào những năm đầu thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam sống trong cảnh lầm than, dưới ách áp bức đô hộ của thực dân Pháp và triều đình phong kiến. Với lòng yêu nước thương dân, nhiều chí sỹ đã quên mình xả thân tìm đường cứu dân, cứu nước. Tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám… song sự nghiệp không thành, từ chủ nghĩa yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tìm ra con đường cách mạng Việt Nam.

Ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam, mở ra giai đoạn mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, hơn 90% dân sống ở nông thôn. Đảng ta đã nhận thức rất rõ vai trò của giai cấp nông dân và Đảng nhấn mạnh "Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng". Vì vậy, phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất. Ngay sau khi ra đời, Đảng đã khẩn trương chuẩn bị cả về tư tưởng và tổ chức để nhanh chóng hình thành các đoàn thể quần chúng. Ngày 14/10/1930 - Tổ chức Nông Hội đỏ ra đời nhằm tập hợp lực lượng nông dân đoàn kết xung quanh Đảng Cộng sản Việt Nam đấu tranh cho tự do, độc lập của dân tộc. Trong luận cương chính trị năm 1930 của Đảng đã khẳng định rõ mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, giai cấp nông dân Việt Nam và quần chúng cách mạng đã vùng lên đấu tranh anh dũng ở khắp 3 miền Nam - Trung - Bắc và đặc biệt là cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931), một bước tập dượt để tiến hành tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng 8 - 1945 thắng lợi.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng 8 - 1945 đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam và nó là minh chứng hùng hồn nhất cho tinh thần, khả năng và vai trò cách mạng to lớn của nông dân với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, vào ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà độc lập và tự do ra đời. Người khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do, độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Đất nước vừa độc lập, dân tộc lại bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược với âm mưu cướp nước ta một lần nữa. Trước tình thế hết sức khó khăn, vận mệnh dân tộc như “Ngàn cân treo sợi tóc” toàn Đảng, toàn dân bước vào cuộc đấu tranh đầy gian khổ, gay go quyết liệt chống phản cách mạng, bảo vệ thành quả cách mạng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thực hiện lời kêu gọi: “Kháng chiến, kiến quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng vạn thanh niên nông thôn cả hai miền Nam, Bắc đã lên đường tòng quân giết giặc, hàng chục triệu nông dân đã đóng góp sức người, sức của phục vụ tiền tuyến. Nông dân đứng trong mặt trận dân tộc thống nhất (Việt Minh, Liên Việt) đã tạo nên thế trận cả nước đánh giặc, toàn dân kháng chiến. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”; nông dân cả nước hăng hái tham gia “Phong trào thi đua ái quốc, sản xuất lập công, đề cao chiến sỹ” do Đảng và Chính phủ phát động. Hội Nông dân trong các vùng tạm chiếm đã tiến hành nhiều hình thức đấu tranh như: “Bám ruộng đất, làng xóm để sản xuất, tranh thủ thu hoạch và cất dấu lương thực, thực phẩm ở vùng địch hậu phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến” đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (5/1954) lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu, kết thúc gần một thế kỷ ách áp bức, xâm lược của thực dân pháp.

 Thắng thực dân Pháp song dân tộc ta vẫn chưa được hưởng độc lập tự do trọn vẹn, bởi chính sách thực dân mới của đế quốc Mỹ xâm lược. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Ở miền Bắc hàng triệu thanh niên nông thôn lại lên đường nhập ngũ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, hàng chục triệu nông dân với khẩu hiệu “Vững tay cày, chắc tay súng”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, xây dựng vững chắc hậu phương, đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, làm nên một chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” đập tan huyền thoại của không lực hoa kỳ. Ở miền Nam, địa bàn nông thôn luôn là trận địa, là đối tượng giành giật giữa ta và địch. Từ cuộc đấu tranh chống tố cộng, chống địch cướp bóc, chiếm đoạt. Nông dân đã đứng lên khởi nghĩa vũ trang, phong trào khởi nghĩa của nông dân đã tạo thành phong trào đồng khởi vũ trang. Tạo nên điều kiện cho xây dựng lực lượng để đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hoá chiến tranh”, chiến lược “Gọng kìm bình định nông thôn” của đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn. Cùng cả nước bước tới chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên Chủ nghĩa Xã hội.

90 năm qua, Hội Nông dân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Từ Nông Hội đỏ, Hội tương tế ái Hữu, Hội Nông dân Phản đế, Hội Nông dân Cứu quốc đến Hội Nông dân Giải phóng ở Miền Nam, Hội Liên hiệp Nông dân tập thể ở Miền Bắc và từ ngày 01/3/1988, Ban Bí thư TW Đảng quyết định đổi tên Hội Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam. Mặc dù ở bất kỳ giai đoạn nào với tên gọi khác nhau. Song tổ chức chính trị của giai cấp nông dân luôn thể hiện rõ vai trò và vị trí của mình trong việc tập hợp, động viên giai cấp nông dân tham gia tích cực vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Phát huy truyền thống của tổ chức Hội, những năm qua cán bộ hội viên Hội Nông dân xã nhà đã từng bước trưởng thành, công tác Hội và phong trào nông dân ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao trong từng thời kỳ. Đến nay, Hội Nông dân trong xã đã tập hợp được 1731 hội viên chiếm tỷ lệ trên 90% so với hộ nông dân ở 9 chi hội. Các cấp Hội tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh trên 3 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, chất lượng hội viên được nâng lên; đội ngũ cán bộ Hội từ tới chi hội được đảm bảo về số lượng và chất lượng.

Cùng với xây dựng tổ chức Hội, các cấp Hội nông dân trong đẩy mạnh thực hiện 3 phong trào thi đua lớn do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động. Trong đó phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là phong trào trọng tâm xuyên suốt đã động viên được cán bộ, hội viên nông dân toàn nhiệt tình hưởng ứng tham gia.

Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới cũng được các cấp Hội đặc biệt quan tâm, chú trọng thông qua đa dạng các hình thức tuyên truyền cho hội viên nông dân về mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng về xây dựng nông thôn mới. Từ đó vận động nông dân hiến đất, góp tiền, ngày công để xây dựng đường giao thông nông thôn, đường giao thông nội đồng và kiên cố hóa kênh mương.

Phòng trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh là một trong ba phong trào lớn được các cấp Hội quan tâm triển khai và đạt kết quả khá toàn diện, Hội đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể  tuyên truyền Luật phòng chống ma túy, phòng chống bạo lực gia đình; mô hình nông dân tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông...góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về công tác đảm bảo quốc phòng an ninh trong tình hình mới.

Để thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống của Hội Nông dân Việt Nam. Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của các cấp Hội Nông dân trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Cán bộ, hội viên nông dân xã nhà cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

1. Tuyên truyền sâu rộng về lịch sử và truyền thống của Hội trong 90 năm qua, những dấu mốc lịch sử quan trọng, khẳng định vị trí và vai trò của Hội trong từng thời kỳ lịch sử cách mạng. Tuyên truyền thực hiện chỉ thị 05 của Bộ chính trị và những định hướng lớn trong thời gian tới, gắn với thông tin tuyên truyền kết quả Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

2. Xây dựng tổ chức Hội trong sạch vững mạnh, phát huy vai trò của Hội và giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh hiện đại. Tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của hội theo hướng giải quyết tốt lợi ích thiết thực của hội viên nông dân, luôn dựa vào nông dân và vì nông dân. Tập hợp thu hút nông dân tham gia tổ chức Hội theo hướng đa dạng đối tượng kết nạp, coi trọng chất lượng, không nặng về số lượng. trú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

3. Phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua trong nông dân, trọng tâm là phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Kịp thời phát hiện những nhân tố, cách làm mới để tuyên truyền phổ biến nhân rộng.

4. Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, dậy nghề và hỗ trợ nông dân. Trong đó tập trung nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội. tuyên truyền, vận đông, hướng dẫn nông dân thực hiện liên doanh, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với sản xuất với thị trường, giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của nông dân.

5. Phát huy vai trò của tổ chức hội tham gia giám sát và phản biện xã hội, đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, Chính quyền các cấp theo theo quyết định số 217, 218 của Bộ Chính trị. Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên nông dân và dư luận xã hội phản ánh đến cơ quan có trách nhiệm. tuyên truyền, nâng cao tinh thần cảnh giác trước các luận điệu của các thế lực thù địch, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.

Phát huy truyền thống vẻ vang, lòng yêu nước nồng nàn và tuyệt đối trung thành với Đảng của giai cấp nông dân. Cán bộ hội viên nông dân xã Xuân Đài tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thư thách, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân năm 2020 và những năm tiếp theo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025./.

       HỘI NÔNG DÂN XÃ XUÂN ĐÀI

 

Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Đài - Huyện Xuân Trường

Địa chỉ: Xã Xuân Đài - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định

Email: xaxuandai.xtg@namdinh.gov.vn

 

 

image banner